27/04/2025 lúc 04:24 (GMT+7)
Breaking News

Nền kinh tế bước vào chu kỳ mới, bất động sản vẫn là "bến đỗ" vững chắc

Giữa những biến động toàn cầu, dòng tiền nội địa được bơm mạnh vào nền kinh tế, tạo tiền đề cho một chu kỳ tăng trưởng mới - nơi bất động sản tiếp tục giữ vai trò là kênh đầu tư bền vững, hấp dẫn.

Một chu kì kinh tế nhiều biến động

Bước sang năm 2025, kinh tế thế giới đối mặt với một chu kì mới đầy bất định khi các yếu tố địa chính trị, chiến tranh thương mại và xung đột tài chính quay trở lại. Khơi mào cho tương lai đầy biến động này là sự kiện tỷ phú Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, kéo theo hàng loạt chính sách thương mại cứng rắn.

Trước đó, trong nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên, vị tỷ phú Mỹ đã phát động cuộc đối đầu thuế quan lịch sử với Trung Quốc, nổ những “phát súng” đầu tiên cho cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, kéo dài từ năm 2018 đến 2020. Việt Nam đã hưởng lợi từ cuộc chiến này khi những bất ổn trong mối quan hệ song phương Mỹ - Trung là tiền đề cho sự hình thành chiến lược “Trung Quốc +1” của các tập đoàn đa quốc gia. Làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng, FDI đã chọn Việt Nam là bến đỗ mới.

Việt Nam đặt mục tiêu GDP đạt 8% trở lên trong năm 2025. Ảnh: Dân Việt

Tuy nhiên, ở bối cảnh hiện tại, cuộc chiến thuế quan không còn giới hạn trong mối quan hệ Mỹ - Trung mà lan rộng hơn: từ châu Âu đến Đông Nam Á. Việt Nam - từng được hưởng lợi - giờ trở thành một trong những nước bị áp thuế cao nhất, lên tới 46%, báo hiệu một giai đoạn điều chỉnh sâu với hoạt động xuất khẩu và chuỗi giá trị toàn cầu.

Trước thách thức trên, Việt Nam vẫn kiên định giữ nguyên mục tiêu GDP đạt 8% trở lên trong năm 2025. Để làm được điều này, loạt chính sách kinh tế - tài chính được kích hoạt. Đầu tiên là chiến lược đẩy mạnh cải cách bộ máy và tinh gọn thủ tục hành chính, cắt giảm hàng loạt quy trình đầu tư, cấp phép, thuế, hải quan… giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian triển khai dự án.

Bên cạnh đó, đầu tư công trở thành mũi nhọn kích cầu với tổng vốn kế hoạch cho năm 2025 lên tới 791.000 tỷ đồng (tương đương 6,4% GDP), mức tăng mạnh nhất trong 10 năm qua. Các dự án trọng điểm như cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2, sân bay Long Thành, đường vành đai 4 Hà Nội và hàng loạt tuyến kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đều được đẩy nhanh tiến độ, tạo hiệu ứng lan tỏa về hạ tầng và bất động sản.

Cùng với đó, ngân hàng thương mại được nới room tín dụng từ đầu năm, đặc biệt là cho lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, bất động sản phục vụ nhu cầu ở thực và xây dựng hạ tầng. Theo Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 3/2025, dư nợ tín dụng nền kinh tế đạt hơn 15,9 triệu tỷ đồng, tăng 17,60% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là tín hiệu cho thấy dòng tiền đang dần quay trở lại thị trường một cách mạnh mẽ, dồi dào hơn.

Dòng tiền đầu tư khai phá những vùng đất tiềm năng

Trong bối cảnh lạm phát tiềm ẩn, lãi suất tiết kiệm duy trì ở mức thấp và các kênh tài chính như vàng hay chứng khoán biến động khó lường, nhà đầu tư có xu hướng lựa chọn bất động sản, như một kênh bảo toàn và gia tăng giá trị trong dài hạn, đặc biệt là ở các khu vực có lợi thế hạ tầng, du lịch và sở hữu pháp lý rõ ràng.

Sau giai đoạn điều chỉnh, các tín hiệu khởi sắc của thị trường bắt đầu rõ ràng trong năm 2024 với sự tăng trưởng ấn tượng cả về nguồn cung và giao dịch. Số liệu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, năm 2024, toàn thị trường ghi nhận khoảng gần 81.000 sản phẩm chào bán, tăng hơn 40% so với năm 2023; và hơn 47 nghìn giao dịch thành công, tương đương với tỷ lệ hấp thụ đạt 72%.

Cũng theo dữ liệu của Hội Môi giới, trong năm 2024, căn hộ chung cư tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, chiếm tỷ trọng khoảng 70% tổng nguồn cung nhà ở mới. Trong đó, căn hộ Hà Nội dẫn đầu tốc độ tăng trưởng giá bán với mức tăng kỉ lục 72,4%.

Đáng chú ý, từ cuối năm ngoái, làn sóng đầu tư bắt đầu có xu hướng dịch chuyển khỏi Hà Nội. Theo dữ liệu của Batdongsan.com.vn, 66% người Hà Nội được hỏi bắt đầu quan tâm đến bất động sản phía Nam.

Meypearl Harmony Phú Quốc, tòa tháp biểu tượng chào đón APEC 2027 thuộc đại đô thị Meyhomes Capital Phú Quốc

Một trong những tâm điểm của sự chuyển dịch đầu tư này chính là Phú Quốc - hòn đảo lớn nhất Việt Nam - đang trở lại mạnh mẽ trên bản đồ đầu tư bất động sản với những tín hiệu hồi phục rõ rệt trong quý I/2025. Theo Sở Du lịch Kiên Giang, trong 2 tháng đầu năm, lượng khách quốc tế đến Phú Quốc đạt hơn 1,4 triệu người, tăng gần 60% trong quý đầu năm, công suất phòng tại các khu nghỉ dưỡng cao cấp đạt trên 75%. Bên cạnh đó, loạt hạ tầng trọng điểm đang được đẩy nhanh tiến độ như mở rộng sân bay quốc tế Phú Quốc, nâng cấp cảng biển Dương Đông và tuyến đường ven biển Tây Nam giúp tăng khả năng kết nối và kích hoạt chu kỳ tăng giá mới cho bất động sản tại đảo Ngọc. Với những biến chuyển ngoạn mục của hạ tầng và nền kinh tế trong những năm qua, Phú Quốc được lựa chọn là nơi đăng cai Diễn đàn Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào năm 2027.

Không chỉ là điểm đến du lịch, Phú Quốc đang được định hướng trở thành đô thị biển đáng sống với hệ sinh thái an cư - nghỉ dưỡng - thương mại hiện đại. Các doanh nghiệp lớn như BIM Land, Sun Group, Vingroup, Tân Á Đại Thành... đồng loạt tái khởi động các đại đô thị, khu phức hợp nghỉ dưỡng, cho thấy niềm tin vào sự phục hồi mạnh mẽ của đảo Ngọc.

Hiện nay, nhiều nhà đầu tư cũng đang nhắm đến các dự án có pháp lý đầy đủ, có thể đầu tư trong dài hạn, nổi bật là Meypearl Harmony, tòa tháp biểu tượng chào đón APEC 2027 thuộc đại đô thị Meyhomes Capital Phú Quốc. Điểm nổi bật nhất của dự án này là vị trí trung tâm, pháp lý sở hữu lâu dài, quy hoạch bài bản đồng bộ ngay từ đầu, có thể trở thành kênh đầu tư mới của đảo Ngọc.

Nhiều chuyên gia đánh giá, năm 2025 mở ra chu kỳ đầy thử thách nhưng cũng ngập tràn cơ hội cho những nhà đầu tư có tầm nhìn. Cơ hội sẽ tìm đến những nơi có nền tảng pháp lý vững vàng, quy hoạch bài bản, hạ tầng phát triển và khả năng sinh lời trong dài hạn như Phú Quốc nói chung và dự án Meypearl Harmony nói riêng.

Bảo Anh