TÍCH HỢP DẠY KĨ NĂNG XÃ HỘI TRONG DẠY HỌC ĐỌC VĂN
Trường hợp sách giáo khoa Văn học lớp 12 của nhà xuất bản McGraw-Hill
Từ khóa: Tích hợp, giáo dục phổ thông, đọc hiểu, môn Ngữ văn, kĩ năng xã hội, …
1. Mở đầu
Các nhà giáo dục đã khẳng định rằng: Đến nay không còn là lúc bàn đến vấn đề cần hay không mà chắc chắn là phải dạy học tích hợp. Đây cũng là ý kiến kết luận của hội đồng liên quốc gia về giảng dạy khoa học với sự bảo trợ của UNESCO tổ chức tại Varna (Bungari): “Hội nghị tích hợp việc giảng dạy các khoa học” (tháng 9/1968). Người giáo viên cần khơi dậy ở học sinh mong muốn được tìm tòi sáng tạo và biết vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau. Đồng thời chú ý xác lập mối liên hệ giữa các kiến thức, kĩ năng khác nhau của môn học này với các môn học hay phân môn khác nhau để đảm bảo cho học sinh có khả năng huy động hiệu quả những kiến thức và năng lực của mình vào giải quyết các tình huống tích hợp. Do vậy, nói đến dạy học tích hợp với việc hình thành, phát triển năng lực người học đồng nghĩa với việc người học là trung tâm của hoạt động học.
Dạy học môn Ngữ văn ở bậc phổ thông có thể khai thác nhiều hình thức tích hợp: tích hợp nội môn và tích hợp liên môn. Riêng với hoạt động tích hợp kĩ năng xã hội lại phải bắt đầu từ ngữ cảnh cuộc sống thực (real-life context). Bài viết nghiên cứu về tích hợp dạy kĩ năng xã hội thông qua tổ chức các hoạt động học mang tính trải nghiệm đọc văn cho HS trong SGK Văn học lớp 12 của Mỹ, NXB McGraw-Hill. Từ đó, có thể vận dụng vào việc dạy đọc hiểu văn bản văn học trong chương trình Ngữ văn hiện nay.
2. Nội dung
2.1. Tư tưởng tích hợp trong dạy học hiện đại
Tích hợp là tư tưởng, là nguyên tắc, là quan điểm hiện đại trong giáo dục. Tích hợp có nguồn gốc từ tiếng La tinh với nghĩa: xác lập lại cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ. Trong giáo dục, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống ở những mức độ khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học.
Tư tưởng tích hợp bắt nguồn từ cơ sở khoa học và đời sống. Trước hết phải thấy rằng cuộc sống là một đại bộ phận bách khoa toàn thư của tri thức, kinh nghiệm và phương pháp. Một tình huống xảy ra trong đời sống bao giờ cũng là những tình huống tích hợp. Không thể giải quyết một vấn đề, một nhiệm vụ nào trong tình huống đặt ra trong một tình huống nhận thức lí luận và vận dụng thực tiễn mà lại không sử dụng tổng hợp, phối hợp kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm đa ngành của nhiều lĩnh vực khác nhau. Tích hợp trong nhà trường sẽ giúp học sinh học tập thông minh và vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng và phương pháp của khối lượng tri thức toàn diện và hợp lí.
Dạy học tích hợp là một quan điểm dạy học nhằm hình thành ở học sinh những năng lực giải quyết hiệu quả các tình huống thực tiễn dựa trên sự huy động nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Để tư duy linh hoạt và sáng tạo, học sinh cần có một hệ thống kiến thức kết nối chặt chẽ. “Trên thực tế, việc giúp học sinh xây dựng các liên kết trong quá trình học là bước đầu quan trọng để đạt được thành tích cao… Các cơ hội học tập nâng cao thường tập trung vào việc phát triển tư duy phản biện, sáng tạo và kĩ năng giải quyết vấn đề. Những cơ hội này bao gồm các văn bản phức tạp hơn hoặc các ý tưởng sâu sắc hơn, mang lại thách thức riêng cho từng học sinh” [1; 67].
Người viết lựa chọn SGK Văn học 12 NXB McGraw-Hill của Mỹ như một nghiên cứu trường hợp, tìm hiểu chương trình, SGK, cách tổ chức các hoạt động dạy học như một cứ liệu tham khảo hữu ích để làm rõ thêm tính tích hợp trong dạy học theo chủ đề, dạy học phát triển năng lực và phẩm chất người học.
2.2. Dạy học tích hợp theo chủ đề trong SGK môn Văn học lớp 12 NXB McGraw- Hill Mỹ
Theo sách giáo khoa môn Văn học 12 của Mỹ, người giáo viên không cần phải đi tìm chủ đề để thiết kế hoạt động, ngay cấu trúc chương trình và bài học SGK, hệ thống câu hỏi đọc hiểu trong từng bài học đã thể hiện cao độ tinh thần tích hợp; trong một bài học tích hợp đã có đủ kiến thức lịch sử, địa lý, ngôn ngữ, văn học. Bài học tập trung vào rèn luyện kĩ năng: Reading a Chart, Writing Across Texts, Viewing, Comparing, Evaluating, Think and Compare, Science Activity,… Khá nhiểu văn bản văn chương trong một cuốn SGK văn học, ngữ liệu phong phú, trong một chủ đề gần 200 trang sách có số lượng bài đọc thơ/ truyện. Văn bản thiên về giải quyết những vấn đề của cuộc sống, mang hơi thở của cuộc sống hiện tại, những vấn đề đưa ra cần được giải quyết, những thông tin đầy sức chứa, đầy sự gợi mở và sáng tạo. Người biên soan đã đề ra phương án tích hợp nhiều kĩ năng trong một đơn vị bài học, xen kẽ nhiều bài đọc văn là bài học luyện viết, mỗi bài có những hoạt động được thiết kế phù hợp với nội dung bài. Các phiếu học tập (mô hình phiếu) được thiết kế ngay trong SGK. Bên cạnh đó, việc dạy kĩ năng viết rất thú vị, có các bảng kiểm (Writer’s Checklist, gồm các mục: Focus, Organization, Support, Conventions)
Một chủ đề bao gồm một chuỗi liên tiếp 04 bài đọc hiểu thể hiện các cách thức tích hợp: tích hợp ngang, tích hợp dọc,tích hợp đọc viết nói nghe trong 1 chủ đề, tích hợp kĩ năng xã hội trong đọc viết.
Chủ đề tích hợp được đưa ra: Thơ lãng mạn (The romantic Period 1798 – 1832) (trang 651 – trang 803)
Chủ đề 7: Thiên nhiên kì thú (The natural and the Fantastic)
Chủ đề 8: Sự thật và vẻ đẹp (Truth and Beauty)
Với nội dung tích hợp như vậy, sách giáo khoa đề ra chuỗi các hoạt động như sau:
- Active Reading Strategies (Chiến lược đọc tích cực)
- Critical thinking (Sử dụng tư duy phản biện để kết nối quá khứ và hiện tại các nội dung: Đồ ăn và Thời trang, Nghệ thuật và Giải trí: Cuộc sống theo thời gian, Người ta đang viết, Người ta đang viết, Khuynh hướng văn chương, Vấn đề trọng tâm - Văn chương theo thời gian; Tiểu thuyết theo thời gian, Ngôn ngữ theo thời gian)
- Theme Projects (Các dự án chủ đề)
- Befor you read (Trước khi đọc: Reading Focus, Building Background)
- Responding to Literature (Phản hồi: Phân tích văn chương (Analyzing Literature), Author’s Craft, Literary Criticism, Literary Elements, Literature and Writng, Extending your response)
- Reading and Analyzing Test Questions (Đọc và phân tích các câu hỏi kiểm tra)
- Comparing selections (So sánh bằng hình dung tưởng tưởng, thái độ, văn hóa - Compare imagery, Compare Attitudes, Compare Cultures)
- Writing Workshop (Hội thảo viết với các hình thức khác nhau: viết cá nhân, tranh luận, viết theo tiến trình, nháp, in ấn, hồ sơ học tập… (Personal Writing: Reflective Essay, The Writing Process, Prewriting, Drafting tip, Revising, Editing/Proofreading, Publishing/ Presenting, Reflecting, Built your Port Folio).
2.3. Người Mỹ dạy văn học trung đại Việt Nam như thế nào?
Ngôn chí bài 3 Am trúc hiên mai ngày tháng qua, Thị phi nào đến cõi yên hà. Bữa ăn dù có dưa muối, Áo mặc nài chi gấm là. Nước dưỡng cho thanh trì thưởng nguyệt, Ðất cày ngõ ải luống ương hoa. Trong khi hứng động vừa đêm tuyết, Ngâm được câu thần dắng dắng ca. (Nguồn: Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh, NXB Khoa học xã hội, 1976) |
Ở từng bài học trong cuốn sách, người biên soạn đã trang bị và chỉ dẫn cho HS sử dụng các câu hỏi đọc hiểu theo các cấp độ như sau:
Gợi mở: Sử dụng một câu hỏi về vấn đề đang cần tìm hiểu, so sánh với những thể loại/nội dung nghệ thuật khác và rút ra nhận xét.
Giới thiệu kiến thức nền: Đưa ra các yếu tố cơ bản của thơ và định hướng tiếp cận một bài thơ: suy luận, tìm hiểu thông tin, phản hồi, nhận xét…
Tiếp cận văn bản: Người đọc quan sát tiêu đề, thể thức, nắm được nội dung cơ bản để có cảm nhận ban đầu về tác phẩm.
Sử dụng thẻ ghi chú/biểu đồ theo dõi: Người đọc tóm tắt những ý chính về nội dung và nghệ thuật bài
thơ bằng cách nhìn vào chỗ gợi ý, điền vào bảng hoặc sơ đồ đặt ở bên lề cuốn sách, từ đó đưa ra những nhận
định của riêng mình.
Kết nối: Liên hệ những vấn đề trong thơ với kinh nghiệm/trải nghiệm của bản thân để lí giải, cắt nghĩa
Mở rộng vấn đề: Thảo luận để tìm hiểu những sự kiện/vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến chủ đề của bài thơ. Những chỉ dẫn này có tác dụng như công cụ dẫn đường, giúp người đọc thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm.
GV có thể vận dụng quy trình gồm các bước sau:
Bước 1: Chia sẻ, kết nối vốn hiểu biết sẵn có của HS với chủ đề của bài học.
Bước 2: Tìm hiểu hệ thống tri thức nền (gồm các tri thức về thơ trữ tình như: thể thơ, nhân vật trữ tình,hình tượng, ngôn ngữ, cách gieo vần, nhịp điệu, giọng điệu… và những nét riêng của mỗi văn bản).
Bước 3: Đọc hiểu văn bản thơ.
Literature grade 12- McGraw Hill | Ngữ văn lớp 12- NXB Giáo dục |
1. Meet Nguyen Trai (Talk a walk with…) 2. Focus activity 3. Background 4. Responding to literature Personal response Analyzing literature Extending your response | Trước khi đoc Trong khi đọc Sau khi đọc Viết kết nối với đọc
|
Focus activity Có bao giờ bạn cảm thấy muốn rời bỏ thế giới và đắm chìm trong suy nghĩ? Những lúc như thế bạn sẽ đi đâu? Hãy viết ra những ấn tượng của mình về một nơi chốn lí tưởng để trốn chạy khỏi thế giới này, có thể là một nơi có thực hoặc chỉ là trong tưởng tượng. Đọc về một nơi như thế trong một tác phẩm văn học Việt Nam | Theo dõi Dự đoán Suy luận Phân tích |
Phân tích văn học Đánh giá và liên hệ Mở rộng | Hướng dẫn học bài Bài tập nâng cao Tri thức đọc hiểu |
Bạn có đồng ý với quan điểm về hạnh phúc của nhân vật trữ tình hay không? Tại sao? Bạn có nghĩ rằng hầu hết người Mĩ sẽ chọn lối sống ở ẩn như trong bài thơ không? Tại sao? Bạn có chọn lối sống đó không? Tại sao? Trong thời hiện đại người ta có thể sống ẩn dật bằng cách nào? Tại sao nhiều người vẫn thích sống ẩn dật, xa rời chốn thị phi? Nguyễn Trãi nói: ông viết hay nhất vào những đêm đông lạnh giá. Còn bạn thì khi nào bạn cảm thấy mình sáng tạo nhất? Tại sao?
| Viết sáng tạo: Sử dụng bản nháp mà bạn đã ghi lại trong phần đầu tiên của buổi học về nơi chốn lý tưởng mà bạn muốn tới để tránh xa cuộc sống ồn ào. Dựa vào đó, hãy viết một bài thơ về nơi ẩn dật lý tưởng của bạn. Đọc bài thơ của bạn cho các bạn trong lớp hoặc dán lên bảng tin. Hoạt động liên ngành: Hãy minh hoạ cho bài thơ bằng một phương tiện hoặc phong cách mà bạn thích. | ||
Có thể mở rộng thêm hoạt động so sánh văn học: Hãy so sánh với bài thơ Ngôn chí sau đây của Nguyễn Trãi:
Tà dương bóng ngả thuở hồng lâu,
Thế giới đông nên ngọc một bầu.
Tuyết sóc treo cây điểm phấn,
Quỹ đông dãi nguyệt in câu.
Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng,
Nhạn triện hư không gió thâu.
Thuyền mọn còn chèo chăng khứng đỗ,
Trời ban tối ước về đâu?
Trên cơ sở nghiên cứu bài dạy đọc văn nói trên, có thể thấy cách hướng dẫn đọc hiểu thông qua tích hợp và trải nghiệm là một phương pháp dạy học hiện đại có tính sáng tạo giúp học sinh dễ tiếp cận hơn, có thể hiểu sâu, nắm chắc về văn bản văn học; đồng thời xem văn bản thực sự là một “đề án tiếp nhận”, một “kết cấu vẫy gọi”. Học sinh được trực tiếp trải nghiệm, tìm tòi kiến thức khi học văn bản, từ đó phát huy được tính tích cực, chủ động, óc sáng tạo của mình.
2.4. Các kĩ năng xã hội cần đạt được trong một bài học Văn
Dạy học tích hợp kĩ năng xã hội thông qua trải nghiệm đã trả tác phẩm văn chương về với người đọc, là một phương pháp giúp quá trình dạy và học trở nên tích cực hơn, đạt được mục tiêu phát triển năng lực và hình thành nhân cách cho học sinh theo xu hướng dạy văn thời hiện đại, như một chiến thuật có tính chiến lược, ưu việt hóa khả năng sáng tạo của học sinh.
Qua nghiên cứu trường hợp một số SGK của Mỹ, chúng tôi cũng nhận thấy cách dạy cách học Văn, học tích hợp, dạy học theo chủ đề các môn khoa học xã hội, các môn nghệ thuật rất thú vị như học văn học qua các bức tranh nghệ thuật, học lịch sử qua các bài thơ... Aristotle, một nhà hiền triết Hy Lạp, đã từng nói: “Education of the MIND without education of the HEART is NO education at all” (tạm dịch là, “Giáo dục tri thức nếu không đi cùng với giáo dục trái tim thì không phải là giáo dục").
Tất nhiên, những nghiên cứu trường hợp không thể khái quát được cả một chương trình giáo dục, một cách thiết kế và tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm có tính tích hợp, nhưng thông qua đó, chúng tôi cũng học được nhiều cách dạy học các tác phẩm nghệ thuật. Sau đây là một vài kĩ năng xã hội được tích hợp trong bài học theo chủ đề:
Kĩ năng giao tiếp, các đối tượng giao tiếp: Tác giả- Người đọc, Văn bản- Người đọc, Người đọc- Người đọc
Thảo luận nhóm
Công bố tác phẩm
Liên hệ văn bản với cuộc sống
Đặt ra những vấn đề, tình huống trong đời sống đương đại
Trình bày kiến giải, quan điểm của mình về các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống
Sách Văn học lớp 12 bang California còn đề ra những yêu cầu về kĩ năng sử dụng máy tính, gọi là Technology Skills:
3. Kết luận
Kĩ năng xã hội, đặc biệt là kĩ năng giao tiếp được coi là mục tiêu quan trọng nhất trong dạy học Ngữ văn ở Mĩ. Việc dạy học kĩ năng xã hội, trong đó có kĩ năng giao tiếp là nguyên tắc cốt lõi trong việc thiết kế các hoạt động dạy học trong Sách giáo khoa Ngữ văn. Việc dạy học kĩ năng xã hội được tích hợp sâu vào các bài học, được lặp lại một cách thường xuyên và liên tục trong toàn bộ chương trình. Kĩ năng đọc, kĩ năng nghe nói và quan sát, kĩ năng viết, vẽ/ minh hoạ, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin. Những cứ liệu được tìm hiểu và phân tích ở trên giúp chúng tôi có một định hướng rõ ràng hơn về dạy học tích hợp và dạy học phát triển năng lực cho HS phổ thông thích ứng với những mục tiêu đổi mới của chương trình giáo dục 2018 tại Việt Nam.
Hà Nội, tháng 4 năm 2025
Nguyễn Thị Mai Anh
Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội
Tài liệu tham khảo
1. Deborah Eyre (Nguyễn Thị Minh Thúy dịch) (2025). Học tập siêu hiệu quả- Làm thế nào để trở thành trường học đẳng cấp thế giới? NXB Dân trí.
2. L.X.Vư gốt xki (1997). Tâm lí học. NXB KHXH
3. Macmillan/McGraw-Hill. Califolia. Literature Grade 12.
4. McGraw-Hill. (2002). Glenco Literature The Reader’s Choice. British Literature
5. Đỗ Ngọc Thống (2011). Chương trình Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông Việt Nam. NXB Giáo dục VN.