
Tổng Bí thư Tô Lâm tại lễ kỷ niệm – Ảnh: TL
Từ 3h sáng, để phục vụ công tác tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), TPHCM đã tổ chức phân luồng, cấm dừng đỗ và hạn chế người, phương tiện lưu thông tại nhiều tuyến đường ở trung tâm thành phố.
Để không phụ lòng, để mọi người dân và du khách cả nước có thể xem trực tiếp buổi lễ diễu binh, TPHCM đã lắp 20 màn hình LED với kích thước lớn dọc các tuyến đường trung tâm. Những màn hình led có độ nét cao, với hệ thống âm thanh đạt chuẩn, có thể phục vụ cho hàng nghìn người xem cùng một thời điểm. Cụ thể 20 màn hình LED, được bố trí trên các tuyến đường: Lê Duẩn (6 màn hình), Nam Kỳ Khởi Nghĩa (3 màn hình), Lê Lợi (3 màn hình), Nguyễn Huệ (2 màn hình), Đồng Khởi (2 mà hình), Điện Biên Phủ (2 màn hình), Nguyễn Đình Chiểu (2 màn hình).

Chủ tịch nước Lương Cường, ngài Samdech Techo Hun Sen - Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Campuchia, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại lễ kỷ niệm – Ảnh: TL
Ngoài các màn hình LED tại khu vực trung tâm, TPHCM đã huy động 22 màn hình LED lớn tại các quận, huyện, TP Thủ Đức và các màn hình LED quảng cáo thương mại, tại các hộ dân đồng loạt truyền hình trực tiếp các hoạt động lễ, để phục vụ tốt nhất cho người dân theo dõi lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành.
Lễ kỷ niệm chính đã diễn ra từ 6 giờ 30 ngày 30-4 tại đường Lê Duẩn và một số tuyến đường trung tâm; được phát sóng trực tiếp trên các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình TP HCM...

Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Ảnh: TL
Chương trình đã diễn ra trang trọng với phần biểu diễn nghệ thuật đầu giờ kéo dài 30 phút do TPHCM thực hiện, biểu diễn nhạc kèn, múa súng. Trong lễ chào cờ, đội hình pháo lễ đã bắn 21 loạt trên nền Quốc thiều.
Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được đặt trên biểu tượng chim Lạc, cùng 54 trai tài, gái giỏi, tượng trưng cho khối đại đoàn kết vững bền của 54 dân tộc anh em xuất hiện đầy tự hào, kiêu hãnh.

Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ thiên tài, niềm tự hào dân tộc trong lễ diễu binh, diễu hành – Ảnh: TL
Cùng xe rước chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ thiên tài, người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới, Người Cha kính yêu của các lực Lượng vũ trang nhân dân. Người đã mở đường, chỉ lối và trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, trong đó có Đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Bởi vậy mà câu hát mãi vang vang “Việt Nam Hồ Chí Minh, Việt Nam Hồ Chí Minh”.
Tiến vào Lễ đài là xe mô hình biểu tượng 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Khoảnh khắc lịch sử mùa Xuân năm 1975, khi lá cờ Việt Nam tung bay đã kết thúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của dân tộc ta, đất nước thống nhất, non sông liền một dải. Chiến thắng là kết tinh của máu xương, mồ hôi và nước mắt của hàng triệu người con đất Việt sau cuộc kháng chiến trường kỳ. 50 năm non sông liền một dải là thời khắc không thể nào quên. Đến hôm nay bao thế hệ trẻ đang nối tiếp cha anh đi trước xây dựng kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của độc lập, thống nhất và cùng nhau xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa - dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Lễ diễu binh, diễu hành: gồm 36 khối lực lượng vũ trang, công an do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và 12 khối do TP HCM đảm nhận xuất phát từ giao lộ Nguyễn Bỉnh Khiêm - Lê Duẩn, di chuyển ngang lễ đài chính, đến trước Hội trường Thống Nhất. Du khách và người dân đã không khỏi mãn nhãn, tự hào bởi màn biểu diễn đều tăm tắp, đồng lòng, đoàn kết như là minh chứng sống khẳng định người Việt Nam, dân Việt Nam là một khối thống nhất không thể tách rời.
Kết thúc diễu binh, diễu hành, các đoàn đã chia thành 4 hướng và di chuyển về điểm tập kết; đảm bảo tránh ùn tắc và người dân có thể theo dõi được diễu binh, diễu hành từ 4 hướng này.
+ Hướng thứ 1: Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Lê Lợi – Nguyễn Thị Nghĩa – Ngã 6 Phù Đổng Thiên Vương – Cách Mạng Tháng Tám và tập kết Công viên Tao Đàn.
+ Hướng thứ 2: Lê Duẩn – Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Lê Thánh Tôn – Nguyễn Huệ - Vòng xoay Mê Linh và tập kết ở Bến Bạch Đằng.
+ Hướng thứ 3: Lê Duẩn – Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Nguyễn Đình Chiểu – Đinh Tiên Hoàng và tập kết sân vận động Hoa Lư.
+ Hướng thứ 4: Lê Duẩn – Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Điện Biên Phủ - Hai Bà Trưng và tập kết tại Công viên Lê Văn Tám.
Đặc biệt, tuyến metro số 1 TPHCM (Bến Thành - Suối Tiên) cũng đã điều chỉnh thời gian hoạt động, tăng tần suất để phục vụ nhu cầu người dân vào trung tâm thành phố. Cụ thể, ngày 30/4, tuyến metro số 1 TPHCM sẽ bắt đầu sớm từ 4 giờ 30 và được điều chỉnh tăng thêm 40 chuyến để phục vụ cao điểm đi lại của người dân. Từ 1 đến 4/5, tàu metro TPHCM hoạt động từ 5 giờ đến 23 giờ, với tần suất dày hơn (8–10–12 phút/chuyến), tổng cộng khoảng 223 chuyến/ngày.
Đến trưa 30/4: Cuộc đua Xe đạp Cúp Truyền hình TP HCM lần thứ 37 với chủ đề "Non sông liền một dải".
Từ 19 giờ - 19 giờ 25 ngày 30/4, còn có chương trình diễu hành kỵ binh do Bộ Công an đảm nhiệm. Tuyến diễu hành kỵ binh dự kiến diễn ra trên đường Nguyễn Huệ từ hướng đường Tôn Đức Thắng - đài phun nước hoa sen - đường Nguyễn Huệ di chuyển trở lại đường Tôn Đức Thắng.
Từ 19 giờ 50 - 20 giờ, trình diễn nghệ thuật cộng đồng "Vũ điệu khăn rằn".
Từ 19 giờ 30 - 21 giờ 30, chuỗi hoạt động "Sắc màu thành phố Bác"; tại phía trước trụ sở HĐND - UBND TP.HCM, phố đi bộ Nguyễn Huệ..., cụ thể: Trình diễn ánh sáng; chương trình giao hưởng - hợp xướng (15 phút, từ 19 giờ 32 - 19 giờ 47) tại khu vực trước HĐND - UBND TP.HCM.
20 giờ ngày 30/4: Biểu diễn nhạc kèn kết hợp biểu diễn các kỹ thuật trên ngựa trên đường Nguyễn Huệ, đường Lê Lợi.
Từ 21 giờ đến 21 giờ 15 phút trong tối 30/4 sẽ tại 30 điểm. 2 điểm tầm cao tại khu vực đường hầm sông Sài Gòn (TP Thủ Đức) và Đền Bến Dược (huyện Củ Chi). 28 điểm tầm thấp sẽ bố trí khắp các quận, huyện, TP Thủ Đức….
Cùng nhìn ngắm hình ảnh diễu binh hào hùng trong buổi lễ trọng đại sáng nay:

















